Vào những dịp lễ Tết, dịp sinh nhật hay những buổi tiệc tiếp khách quan trọng, chúng ta thường lựa chọn đặt tiệc tại những nhà hàng âu cao cấp vừa thể hiện đẳng cấp của người tổ chức, vừa nhận được món ăn và dịch vụ xứng tầm. Tại Hà Nội, trong những năm gần đây, đã có một số nhà hàng Âu cao cấp mở ra, với nhiều phong cách đa dạng. Nghệ thuật thưởng thức món ăn Âu cũng rất công phu, mà thực khách chưa hẳn đã nắm được rõ các quy tắc cần biết. Hãy cùng GU Bistronomy khám phá những quy tắc cần biết khi tới trải nghiệm tại nhà hàng Âu. 

QUY TẮC VỀ ĐẶT CHỖ VÀ THỜI GIAN ĐẾN NHÀ HÀNG

Khác với các nhà hàng theo phong cách châu Á, các nhà hàng Âu cao cấp ở Hà Nội thường chỉ mở cửa phục vụ theo khung giờ cố định, giờ phục vụ bữa trưa thường từ 10 giờ sáng đến 2h chiều và từ 6h đến 9h tối. Các nhà hàng Âu phục vụ món ăn cần có sự chuẩn bị chỉn chu từ nguyên liệu đến sắp xếp bát đĩa, dao dĩa, ly cốc trên bàn ăn, và nhiều món ăn sẽ chỉ chuẩn bị từ 5 đến 20 phút trước khi phục vụ trên bàn khách, nên nhà hàng Âu chỉ mở cửa vào khung giờ cụ thể. Khi có ý định đặt chỗ tại nhà hàng Âu cao cấp, thực khách nên hỏi kĩ giờ phục vụ, thời gian nhận đặt món cuối cùng của từng ca làm việc. Ở các nhà hàng Âu, vào mùa thấp điểm, nhóm nhỏ từ 1 đến 6 khách có thể đến nhà hàng mà không cần đặt trước. 

Nhưng vào cuối tuần, ngày lễ Tết, và nhóm có số lượng khách từ 6 khách trở lên, bạn nên gọi điện cho nhà hàng để đặt bàn và chú ý đến nhà hàng đúng giờ đặt chỗ để đảm bảo nhận được dịch vụ hoàn hảo nhất. Khi đặt bàn, hãy chắc chắn rằng bạn đã nhận được tin nhắn/email hoặc cuộc gọi xác nhận đặt bàn thành công từ phía nhà hàng. Bạn cũng nên chú ý, một số nhà hàng cũng thông báo sẽ hủy đặt chỗ nếu khách hàng đến muộn bao lâu so với thời gian đặt bàn.

Hình ảnh nhà hàng GU - 60 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, Hà Nội
Hình ảnh nhà hàng GU – 60 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, Hà Nội

QUY TẮC VỀ PHỤC TRANG KHI ĐẾN NHÀ HÀNG ÂU CAO CẤP 

Một số nhà hàng Âu sẽ ghi rõ dresscode – quy tắc về phục trang trên website hoặc khi thông báo xác nhận đặt bàn. Trong những ngày thường, quy tắc về phục trang không quá trịnh trọng, thường theo quy tắc smart casual (mặc lịch sự, thoải mái), với giày Tây, giày cao gót hoặc giày thể thao, không mặc đồ ngủ, dép lê. Trong những dịp lễ như Valentine, ngày 8/3, Giáng Sinh, Tết Dương lịch, rất có thể các nhà hàng Âu sẽ có thực đơn đặc biệt và yêu cầu phục trang cụ thể. Đây cũng là dịp đoàn tụ, quây quần và giữ lại những hình ảnh kỉ niệm đẹp tại khuôn viên nhà hàng Âu sang trọng, nên bạn cũng nên chuẩn bị những bộ trang phục lịch sử và đặc biệt. Khi đến dự các sự kiện do nhà hàng tổ chức, như sự kiện âm nhạc hay sự kiện rượu vang, ẩm thực, bạn hãy xem kỹ trên giấy mời, thư mời hoặc hỏi lại nhà hàng, vì chắc chắn các nhà hàng Âu có quy định về hình thức và màu sắc của phục trang cho những sự kiện quan trọng này.

Sự kiện rượu vang Wine Dinner tại nhà hàng Âu GU Bistronomy
Sự kiện rượu vang Wine Dinner tại nhà hàng Âu GU Bistronomy

QUY TẮC CHỌN MÓN TRÊN THỰC ĐƠN NHÀ HÀNG ÂU

Khi tới thưởng thức tại nhà hàng Âu, hãy nắm vững các bước phục vụ trên một bàn tiệc để đảm bảo bạn được phục vụ tốt nhất. Khi khách bước vào nhà hàng, thông thường khách sẽ được đưa tới bàn đặt trước hoặc lựa chọn bàn phù hợp. Nhân viên phục vụ sẽ giúp khách treo áo khoác, túi, và mời khách vào bàn ăn. Sau đó, nhân viên sẽ gửi thực đơn đồ ăn cho từng khách chọn lựa, và gửi danh mục rượu vang cho 1 khách chủ tọa chọn rượu. 

Nếu cần sự tư vấn của nhà hàng, bạn có thể hỏi nhà hàng giới thiệu thực đơn, món đặc biệt của nhà hàng, và gợi ý rượu vang phù hợp. Thông thường, chúng ta nên chọn thực đơn đồ ăn trước và chọn rượu vang kết hợp với đồ ăn sau, bởi vì mỗi thực khách có khẩu vị và sở thích khác nhau. Khi chọn món trong nhà hàng Âu, thông thường nhân viên sẽ hỏi trước nếu thực khách có chế độ ăn kiêng đặc biệt hay dị ứng với thành phần nào trong món ăn hay không. Thứ tự phục vụ món trong nhà hàng Âu thường sẽ có món khai vị, món chính, và cuối cùng là tráng miệng.

Nếu đến nhà hàng mà chưa đặt trước thực đơn tiệc, thực khách có thể chọn giữa Set menu (Thực đơn cố định) tùy theo nhà hàng Âu cung cấp theo mùa vụ, hoặc chọn món trong thực đơn À la carte (Thực đơn chọn món). Để có thể thưởng thức hương vị ẩm thực thú vị theo mùa, bạn có thể chọn Set menu đặc biệt. Để thưởng thức phong cách ẩm thực riêng biệt và sáng tạo của nhà hàng, bạn chọn theo thực đơn À la carte. 

Với những bữa tiệc cầu kỳ, thực khách có thể đặt trước nhà hàng để xây dựng thực đơn nhiều món hơn. 

  • Món Amuse Bouche (chỉ với thực đơn tiệc đặt trước)

Món Amuse Bouche là các món ăn chơi, nhẹ nhàng, gần giống finger food nhưng được phục vụ trên bàn tiệc trước các món của thực đơn. Một thực khách có thể có từ 1 đến 3 món Amuse Bouche, trình bày nhỏ gọn, đẹp mắt. Thông thường món Amuse Bouche sẽ là bất ngờ mà bếp trưởng dành cho thực khách, là một điều thú vị trong bữa tiệc của nhà hàng Âu. 

  • Món khai vị

Trong thực đơn món ăn Âu cao cấp, có thể có 1 món khai vị hoặc 2 món khai vị. Thông thường có thể có 1 món súp, 1 món khai vị, hoặc cả 2 đều là món khai vị nhẹ nhàng từ các nguyên liệu khác nhau như hải sản, cá, thịt đỏ theo kiểu tái, tartare, hoặc món nguội. 

  • Món chính

Thông thường các bữa tiệc Âu sẽ có từ 1 đến 2 món chính, món đầu tiên từ hải sản, cá và món thứ 2 đến từ thịt đỏ. Một số bữa tiệc cầu kì 7-9 món có thể phục vụ tới 3 món chính, đều là những nguyên liệu cao cấp như sò điệp, cá hồi, thịt chim câu, vịt Pháp, thịt heo Iberico Tây Ban Nha, thịt bò steak hay thịt cừu nhập khẩu. 

  • Phô mai 

Thực đơn ở các nhà hàng Âu tại Hà Nội hiện nay bắt đầu có sự đa dạng về lựa chọn phô mai, từ nhiều đất nước và nhiều chủng loại khác nhau. Phô mai thường được thưởng thức sau món chính và trước món tráng miệng. Tại nhà hàng GU Bistronomy, các dòng phô mai đều được tuyển chọn kĩ lưỡng và riêng biệt cho thực khách tới GU.  

  • Món tráng miệng

Món tráng miệng luôn là trải nghiệm khác biệt tại các nhà hàng Âu, thể hiện sự sáng tạo của nhà hàng bởi các món tráng miệng Âu thường rất cầu kì và cần trình bày đẹp mắt. Đến với GU Bistronomy bạn đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức những món tráng miệng chỉ có tại GU, được bếp trưởng dày công sáng tạo.

Bàn tiệc giáng sinh tại nhà hàng GU
Bàn tiệc giáng sinh tại nhà hàng GU

QUY TẮC LỰA CHỌN RƯỢU VANG CHO MÓN ÂU 

Rượu vang là một thành phần không thể thiếu trên bàn tiệc món Âu. Văn hóa thưởng thức rượu vang ở Việt Nam đã trở nên phổ biến và ngày càng tinh tế hơn. Thực khách có thể nhận thấy các nhà hàng Âu ở Hà Nội ngày càng đầu tư nhiều vào danh mục rượu vang và quy tắc phục vụ rượu vang chỉn chu. GU Bistronomy tự hào là điểm đến khám phá hơn 1000 loại rượu vang từ những vùng rượu vang nổi tiếng nhất trên thế giới. 

Thực khách có thể lựa chọn rượu vang theo dịp, hoặc lựa chọn rượu vang theo thực đơn món ăn. Thông thường, một bữa tiệc bắt đầu bằng Champagne hoặc vang sủi, sau đó dùng vang trắng kết hợp với món khai vị và vang đỏ kết hợp với món chính. Tuy nhiên không phải lúc nào quy tắc này cũng áp dụng, đặc biệt là với những món ăn được sáng tạo với nguyên liệu phong phú và nước sốt nhiều hương vị.

Xem thêm: Bí quyết kết hợp rượu vang cùng món ăn tại nhà hàng cao cấp

Món Toothfish tại nhà hàng 5 sao GU Bistronomy
Món Toothfish tại nhà hàng 5 sao GU Bistronomy

Quy tắc sử dụng dao dĩa trên bàn tiệc nhà hàng Âu 

Trên bàn tiệc tại nhà hàng Âu, thực khách có thể cảm thấy bối rối trước nhiều loại dao và dĩa. Hãy nắm vững những quy tắc cơ bản nhất khi sử dụng dao dĩa trên bàn tiệc Âu để không dùng sai dao dĩa và cảm thấy ngại ngùng trước khách mời. 

  1. Quy tắc sử dụng từ ngoài vào trong: Thìa, dao, dĩa được sắp xếp theo thứ tự món ăn từ ngoài vào trong. Các món phục vụ trước sẽ sử dụng dao, dĩa (hoặc thìa cho súp) ở bên ngoài, ví dụ khai vị sẽ sử dụng dao, dĩa nhỏ bên ngoài và có thể có thìa. Các món phục vụ sau như món chính sẽ sử dụng dao, dĩa có kích thước lớn hơn ở bên trong. 
  2. Dao đặc biệt: Với những món thịt cần dao cắt sắc hơn như lườn vịt, chim câu, bò và cừu, nhà hàng sẽ chuẩn bị dao steak đặc biệt, có thể đặt sẵn trên bàn từ đầu tiệc hoặc đổi dao khi đến món chính. 
  3. Dao, dĩa, thìa cho món tráng miệng: Bạn nên lưu ý, trên mặt bàn có thể đặt sẵn dao, dĩa hoặc thìa, dĩa cho món tráng miệng ở phía trên của đĩa ăn (góc 12 giờ đúng) hoặc không đặt sẵn. Bạn không nên dùng dao dĩa này trong bữa với món khai vị, món chính, hay phô mai mà cần chờ đến món tráng miệng. Nếu dao, thìa, dĩa tráng miệng không đặt sẵn trên bàn, nhân viên nhà hàng sẽ đặt lên bàn trước khi phục vụ món tráng miệng. 

Dao, dĩa cho phô mai: Dao và dĩa cho phô mai không bao giờ có sẵn trên mặt bàn mà sẽ được phục vụ nếu thực khách chọn phô mai.

Bàn tiệc sang trọng tại tầng 1 nhà hàng GU
Bàn tiệc sang trọng tại tầng 1 nhà hàng GU

 

Tìm kiếm nhiều nhất: nhà hàng fine dining, nhà hàng âu hà nội

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *