Michelin Guide được ví như là cuốn “kinh thánh” trong nền ẩm thực trên thế giới, khiến vô số đầu bếp và nhà hàng toàn cầu ước ao có được giải thưởng cao quý này. Để đạt được tiêu chuẩn sao michelin đó, phải cần một đội ngũ giàu kinh nghiệm để đánh giá và thẩm định một cách khách quan. Đây chính là lúc các Thanh tra viên Michelin (Michelin Guide Inspector) được ra đời. Ở bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những “gạch đầu dòng” cần biết về vị trí này cũng như các thông tin đầy thú vị khác dưới đây.

Những điều cần biết về thanh tra viên Michelin (Michelin Guide Inspector)

Thanh tra viên Michelin (Michelin Guide Inspector) – Họ là ai?

Là danh hiệu cao cấp nhất trong giới nhà hàng và khách sạn, hệ thống đã huấn luyện các Michelin Inspectors – một đội ngũ thanh tra viên đi đến thưởng thức những món ăn chất lượng từ khắp nơi trên thế giới. Họ chính là ban giám khảo trong quy trình trải nghiệm và đánh giá chất lượng đồ ăn, dịch vụ và không gian của nhà hàng. 

Những điều cần biết về thanh tra viên Michelin (Michelin Guide Inspector)

Từ những nhà hàng khách sạn đẳng cấp thế giới đến những quán ăn dân dã hay cả những sạp thức ăn đường phố, các thanh tra viên michelin đã đóng vai trò nhà thám hiểm ẩm thực để ghi lại chi tiết trải nghiệm về hơn 250 bữa ăn mỗi năm. Để được vươn tới vị trí công việc hào nhoáng đầy thú vị này, họ phải mang trong mình ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong ngành nhà hàng và khách sạn và liên tục trau dồi kiến thức về văn hoá ẩm thực thế giới. Ngoài ra, họ phải có khả năng gạt bỏ khẩu vị cá nhân để khiến đánh giá của bản thân khách quan và luôn luôn đặt ưu tiên vào sự hài lòng của những thực khách đến nhà hàng. Sau khi trải qua một khoá huấn luyện đào tạo chính thức của Michelin Guide tại Pháp, những thanh tra viên này đã được tôi luyện tính tỉ mỉ, chú ý đến từng tiểu tiết và khả năng ẩn danh tuyệt mật. Ngoài ra, các thanh tra viên đều được cử đi khắp thế giới để trải nghiệm ẩm thực tại các quốc gia nằm trong danh sách của Michelin Guide. Điều này đảm bảo rằng tất cả các thanh tra viên đều được đánh giá theo cùng một tiêu chuẩn và cùng một hệ tham chiếu.

 

Những tiêu chuẩn chặt chẽ để trở thành Thanh tra viên Michelin 

Ngoài đam mê và kiến thức về ẩm thực, điều quan trọng nhất với người thẩm định là có tâm hồn cởi mở, sẵn sàng học hỏi và đón nhận sự khác biệt. Do họ đã quen với những không gian hào nhoáng, đẳng cấp và sang trọng, những yếu tố đó không hề tác động đến cảm quan của họ về chất lượng đồ ăn. Để trở thành thanh tra viên Michelin Guide, họ phải giữ vững 6 giá trị cốt lõi bao gồm: Tính ẩn danh, tính độc lập, chuyên môn, độ tin cậy, đam mê, và chất lượng. 

Những điều cần biết về thanh tra viên Michelin (Michelin Guide Inspector)

Tính ẩn danh: Mặc dù các thanh tra viên là nhân viên của Michelin, nhưng trên hết họ vẫn là khách hàng – giống như mọi người. Việc này để đảm bảo rằng họ không nhận được bất kỳ sự đối xử đặc biệt nào từ đội ngũ nhà hàng để gia tăng độ tin cậy của Michelin Guide.

Tính độc lập: Thanh tra viên của michelin chỉ là nhân viên của Tập đoàn Michelin và không có liên kết với bất kỳ tổ chức nào khác. Các thanh tra viên luôn thanh toán đầy đủ cho các bữa ăn của họ để đảm bảo tính độc lập.

Chuyên môn: Họ là những chuyên gia trong lĩnh vực ẩm thực và dịch vụ với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong ngành nhà hàng và khách sạn.

Độ tin cậy: Các hạng mục và giải thưởng khác nhau được quyết định không bao giờ là kết quả đánh giá của một thanh tra viên. Giải thưởng Michelin được trao bởi một tập thể các thanh tra viên đến thăm nhà hàng nhiều lần.

Đam mê: Hầu hết các thanh tra viên của Michelin đều đã từng làm việc trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn hoặc tự nấu ăn trong bếp. Vậy nên, mọi người có thể yên tâm rằng các đánh giá của họ được viết bằng niềm đam mê, sự chính trực và kiến ​​thức.

Chất lượng: Bất kỳ nhà hàng nào cũng có thể được xem xét để được đưa vào Michelin Guide miễn là nhà hàng đó đạt chất lượng dựa trên 5 tiêu chí xếp hạng nhà hàng của Michelin.

Tuy nhiên, khi bước vào ngành nghề này, hầu hết những thanh tra viên đều không bắt đầu bằng những nhà hàng ngon nhất trên thế giới. Thực tế, những bữa ăn đầu tiên của họ là những món ăn từ một cửa hàng mì ở Khu phố Tàu đến một quán pizza bình dân trong thị trấn hay cả những cây kem trong xe tải. Trải nghiệm nhiều loại ẩm thực đa dạng như vậy đã giúp họ thiết lập và xác định cơ sở cho các tiêu chuẩn toàn cầu. Để đảm bảo quá trình đào tạo toàn diện, những thanh tra viên mới trong quá trình đào tạo sẽ theo dõi cách làm việc của nhiều thanh tra viên cấp cao hơn trong các chuyến thăm của họ. 

 

Những thủ tục hằng ngày

Khác xa với trí tưởng tượng của nhiều người, những thanh tra viên michelin sẽ không có một cuốn sổ cầm tay trên bàn cùng chiếc bút ghi chép hay những cư xử lạnh lùng, nghiêm khắc. Họ sẽ hòa mình như những thực khách đến ăn và sử dụng một trong số tên giả của họ để đặt bàn. Họ tránh đi một mình mà thay vào đó, họ sẽ thường đi hai người để khiến bữa ăn như một buổi hẹn hò lãng mạn hoặc một cuộc họp mắt cùng đối tác. Và để đảm bảo sự bí danh, họ phải thiết lập (các) tài khoản email, điều phối kế hoạch du lịch của mình và sắp xếp đặt chỗ cho những địa điểm dường như không thể ghi điểm. Chỉ thế, họ mới có thể nhận được chất lượng món ăn và chất lượng phục vụ như những thực khách khác đến nhà hàng.

Để đưa ra một bản đánh giá đủ tiêu chuẩn nhất, họ phải dựa trên 5 tiêu chí: chất lượng của nguyên liệu; các kỹ thuật nấu nướng được sử dụng cho món ăn; sự hài hòa của hương vị; cá tính và cảm xúc mà người đầu bếp truyền tải trong các món ăn; và tính nhất quán của nhà hàng. Nhưng tiêu chí nhà hàng sao michelin này trở thành tiêu chuẩn kiểm tra quốc tế để áp dụng cho mọi cơ sở phục vụ từ những tiệm ăn bình dân nhất ở châu Âu đến những nhà hàng sang trọng nhất tại châu Á. Do tính nhất quán là tiêu chí quan trọng nhất khi trao tặng sao Michelin để đảm bảo thực khách luôn có cơ hội nhận được trải nghiệm trọn vẹn mỗi khi đến dùng bữa, những thanh tra viên Michelin sẽ thường xuyên ghé thăm nhà hàng xuyên suốt các mùa vào các ngày trong tuần cũng như cuối tuần. 

 

Vậy một ngày làm việc của họ diễn ra thế nào? 

Họ sẽ đánh giá hai lần trong ngày: một bữa trưa và một bữa tối. Trước khi đến nhà hàng, họ đã phải thực hiện rất nhiều nghiên cứu, bao gồm việc tích cực theo dõi bối cảnh ẩm thực và phân tích thị trường một cách kỹ lưỡng. Để chọn nhà hàng ghé thăm, họ tham khảo thông tin đến từ nhiều nguồn như đề xuất của độc giả, email, phương tiện truyền thông xã hội, trang web đánh giá và ấn phẩm. Mỗi thành viên trong nhóm thanh tra cũng có thể đề xuất nhà hàng mà mình cho là thú vị và đáng để ghé thăm dựa theo 5 tiêu chí nói trên. Tại nhà hàng, thanh tra viên michelin sẽ gọi càng nhiều món càng tốt để có được cái nhìn tổng quát về nhà hàng. Cuối cùng, khi dùng bữa xong và trở về văn phòng, họ sẽ nói chuyện với các thanh tra viên khác để cùng bàn luận về trải nghiệm của mình về nhà hàng rồi đưa tới kết luận đánh giá. 

 

Sao michelin được quyết định tại các cuộc họp đặc biệt có sự tham dự của Giám đốc Quốc tế của Michelin Guide, Biên tập viên địa phương và tất cả các Thanh tra viên tham gia vào việc lựa chọn. Do những hoạt động liên quan tới trao hay tước sao đều có thể tác động trực tiếp đến doanh thu và vận hành của một nhà hàng, việc này sẽ cần sự đồng thuận nhất trí của tất cả những thành viên tham gia. Nếu vẫn còn sự bất đồng, các chuyến thăm tiếp theo sẽ được tổ chức để đạt được sự đồng thuận. Ngoài ra, việc công nhận một nhà hàng ở cấp độ hai hoặc ba sao thường yêu cầu đánh giá của nhiều thanh tra từ các khu vực khác nhau. Ví dụ, một thanh tra viên từ Hàn Quốc có thể tới New York để xác nhận số sao cho các nhà hàng trong danh mục. Không chỉ vậy, sau khi trao giải, thanh tra viên sẽ ghé thăm một nhà hàng nhiều lần trong những năm tới để xác nhận tính nhất quán của chất lượng theo thời gian. 

Tìm kiếm nhiều nhất: nhà hàng fine dining, nhà hàng âu hà nội

5/5 - (3 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *