Với phương châm “vì những gì tốt nhất cho những chú cừu, chính là điều tốt nhất cho chúng ta”, người chăn nuôi cừu tại Tasmania đã đặt tâm huyết vào quá trình chăn thả tự nhiên, để tạo ra những sản phẩm thịt cừu cao cấp nhất. Cùng GU tìm hiểu những lí do vì sao những miến sườn cừu Tasmania lại được ưa chuộng trong các bữa tiệc sinh nhật tại các nhà hàng 5 sao qua bài viết dưới đây!

Món cừu tại nhà hàng GU Bistronomy
Món cừu tại nhà hàng GU Bistronomy

TÌM HIỂU VỀ THỊT CỪU

Cừu (lamb)  là tên gọi của thịt (và cả con) cừu non (young sheep) thường dưới 1 tuổi. Sau khi hơn 1 tuổi, chúng sẽ được gọi là “hogget”, nhưng thịt vẫn có thể gọi là lamb, tùy vào đất nước chăn nuôi và cung cấp thịt cừu. Khi hogget lâu năm hơn, thịt của chúng sẽ được bán với tên gọi “mutton” và con cừu được gọi là sheep. 

Khác với thịt “mutton/hogget” là cừu trưởng thành có nhiều cơ, đậm vị và có thể nấu theo kiểu hầm thêm nhiều gia vị, hương vị của thịt cừu (lamb) là cừu non nên có thớ thịt mềm mại và vị ngọt dịu nhẹ nhàng, thường ưu tiên cách chế biến còn giữ được hương vị nguyên bản của thịt cừu. Dẻ sườn cừu là món thường gặp trong các nhà hàng 5 sao ở Hà Nội, thông thường được phục vụ theo công thức áp chảo, nướng trong lò combi, giữ lại thớ thịt màu hồng tươi mềm mại. 

Cừu được chăn nuôi ở nhiều nước kể cả ở châu Âu, Bắc Âu, đặc biệt ở Pháp có dòng cừu nổi tiếng từ Mont Saint-Michel ở Normandy, nhưng 3 đất nước chăn nuôi nhiều cừu nhất thế giới lại là Úc, New Zealand và Mỹ.

Lamb (cừu non) và Mutton (cừu trưởng thành)
Lamb (cừu non) và Mutton (cừu trưởng thành)

LỊCH SỬ THỊT CỪU Ở ÚC

Cừu thực ra không phải gia súc bản địa tại nước Úc, mà được du nhập vào Úc năm 1788 theo con thuyền First Fleet chở nô lệ, nông sản từ châu Âu sang các thuộc địa của Hà Lan, trong đó điểm đến cuối là Châu Đại Dương. Nước Úc từ đó phát triển ngành chăn nuôi cừu lấy lông để làm len và ngành công nghiệp len lông cừu trở thành ngành phát triển vượt bậc, chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế và Úc được gọi tên là đất nước “rode on the sheep’s back – phi trên lưng cừu” bởi tỉ lệ cứ có 1 người Úc thì có 3 chú cừu.

Cùng với sự hưng thịnh nhờ công nghiệp len lông cừu hậu thế chiến II, món thịt cừu cũng được đưa vào trở thành món phổ biến trong bữa ăn của người Úc. Cừu dùng để chăn nuôi lấy lông tất nhiên là giống cừu nổi tiếng Merino cho sợi lông mảnh mai. Các giống cừu ở Úc được nghiên cứu, phối giống và phát triển tùy theo mục tiêu kinh tế: lấy lông cừu, lấy thịt cừu mutton hay thịt cừu lamb và nuôi lấy sữa. Giống cừu để lấy thịt cừu non (lamb) của Úc ngày càng trở nên nổi tiếng bởi chất lượng thịt mềm mại, đậm vị mà ít nồng vị cừu, và ổn định, đạt tiêu chuẩn các nhiều nhà hàng 5 sao

Nước Úc là một trong những quốc gia cung cấp sản lượng thịt cừu lớn nhất thế giới, thịt cừu Úc được xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia, bởi cừu được chăn thả trong môi trường tự nhiên thuận lợi ở Úc đem lại chất lượng thơm ngon mà thuần hương vị tự nhiên.

Sự tăng trưởng sản lượng xuất khẩu thịt cừu Úc sang Mỹ và TQ
Sự tăng trưởng sản lượng xuất khẩu thịt cừu Úc sang Mỹ và TQ

LÝ DO SƯỜN CỪU TASMANIA ĐƯỢC ƯA CHUỘNG NHẤT TRÊN THẾ GIỚI

Những chú cừu ở Tasmania được chăn thả ăn cỏ tự nhiên trong thung lũng mênh mông yên ả ngay dưới rặng Great Western Tiers cung cấp thiên nhiên tươi đẹp cho những chú cừu. Tasmania là hòn đảo có khí hậu ôn hòa, đất đai phì nhiêu, lượng mưa vừa phải, nhiều ánh nắng chan hòa, là khí hậu lý tưởng cho những thảo nguyên xanh mướt cỏ, đem lại môi trường cho những chú cừu, bê và gia súc có chất lượng thịt cao cấp nhất. Tasmania là thiên đường cho giới ẩm thực bởi con người và thiên nhiên nơi đây đều theo đuổi phát triển bền vững xanh sạch, và khí hậu 4 mùa vô cùng thuận lợi đến mức vùng đất này được bình chọn là “Vùng đảo có khí hậu ôn hòa nhất thế giới – The most temperate island in the world”. Tasmania cũng là nơi có không khí trong lành với khối khí luân chuyển liên tục từ vùng đại dương phía tây, mang không khí trong sạch nhất thế giới vào hòn đảo cũng như lượng nước mưa tinh khiết đến mức có thể đóng chai uống ngay. 

Môi trường chăn thả tự nhiên tuyệt vời tại Tasmania
Môi trường chăn thả tự nhiên tuyệt vời tại Tasmania

Khí hậu và thiên nhiên Tasmania là môi trường tự nhiên trù phú và tinh khôi nhất cho ngành chăn thả gia súc. Nằm ở cực Nam của nước Úc, Tasmania cung cấp khí hậu mát lành hơn các vùng khác cùng lượng cỏ tự nhiên cho gia súc chăn nuôi. Nhờ lượng mưa dồi dào so với các khu vực khác, đồng cỏ nơi đây trở nên trù phú và giàu dinh dưỡng quanh năm. Những chú cừu được nuôi trong môi trường giàu cỏ trù phú nhưng lạnh hơn nên lớn với tốc độ chậm hơn để đạt cân nặng để xuất chuồng. Thời gian chăn thả lâu hơn với lượng cỏ giàu dinh dưỡng đem lại hương vị đậm đà và mềm mại hơn. 

Những chú cừu non (lamb) sinh ra trong một môi trường nước và không khí sạch nhất thế giới, đồng cỏ xanh sạch. Chúng lớn chậm thư thái, thong thả hưởng thụ từng ngày bình minh lên, nắng chan hòa, mưa mát lành, đồng cỏ mênh mông bất tận ngọt ngào. Chúng chắc chắn là những chú cừu hạnh phúc nhất thế giới, là minh chứng cho thấy những gì tốt nhất cho chúng là những gì tốt nhất cho chúng ta!

Cừu Tasmania cung cấp chất lượng thịt cao cấp cho nhà hàng 5 sao
Cừu Tasmania cung cấp chất lượng thịt cao cấp cho nhà hàng 5 sao

NHỮNG PHẦN CẮT THỊT CỪU TRONG ẨM THỰC ÂU

Thịt cừu là món ăn thường gặp trong nhà hàng 5 sao chuyên món Âu. Ở Hà Nội, thực đơn của các nhà hàng cao cấp hiện nay, các món từ thịt cừu đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Hãy cùng tìm hiểu thịt cừu có những phần cắt nào?

  • Rack of lamb (Dải sườn cừu): các nhà hàng fine dining thường chọn vào thực đơn tiệc đặc biệt phần tinh tế nhất của thịt cừu là dẻ sườn cừu. Chúng nằm ở ngay phần bắt đầu của dải sườn, kéo dài cho đến hết thăn chuột. Trong các nhà hàng 5 sao cao cấp, món sườn cừu được trình bày gọn gàng trên đĩa là miếng thịt nhỏ mềm mại còn gắn với xương xườn nhỏ nhắn, là phần cắt từ Rack of Lamb nhưng có tên riêng là Rib Chop, chính là phần có thớ thịt mềm mại, dẻo, thơm ngon. 
  • Loin: Là phần thịt thăn nội ngay giữa eo lưng cừu, sau khi dẻ sườn kết thúc. Thăn nội có thể dùng vào nhiều món như áp chảo, nướng. 
  • Sirloin: Là phần thăn ngoại ở phần hông cừu, cũng có thể dùng cho nhiều món áp chảo, nướng.
  • Shoulder: là phần thịt vai của cừu, phần này thường dùng để hầm, nấu chậm để làm mềm thịt hơn. 
  • Ngoài ra thịt cừu còn có các vị trí khác như fore shank (đùi trước), hind shank (đùi sau), breast (bụng), leg hay chump (mông).

TRẢI NGHIỆM 5 SAO KẾT HỢP THỊT CỪU TASMANIA VỚI RƯỢU VANG

Món thịt cừu vốn là món “đỏng đảnh” nhất trong các nhà hàng 5 sao, đặc biệt là ở Hà Nội khi thực khách rất nhạy cảm với vị cừu. Nhà hàng fine dining cần tuyển chọn chất lượng thịt cừu cao cấp, bảo quản đúng tiêu chuẩn và chế biến khéo để giữ hương vị thịt cừu thuần chất nguồn gốc chăn thả tự nhiên mà không có mùi hoi. Nhà hàng GU Bistronomy luôn đề cao phương châm tuyển chọn chất lượng nguyên liệu hàng đầu, tìm kiếm và thử nếm từ tất cả những nguồn cung cấp thịt cừu tốt nhất, để phục vụ thực khách món dẻ sườn cừu Tasmania đẳng cấp 5 sao. Thịt cừu được nướng trong lò than hoa Mibrasa ở nhiệt độ ổn định 250-350 độ C, nhiệt độ nóng đều và ổn định giúp thịt giữ nguyên độ mềm, mọng nước và hương vị tự nhiên, quyện thêm chút hương khói than hoa tinh tế. 

 

Món dẻ sườn cừu Tasmania đẳng cấp 5 sao tại nhà hàng GU Bistronomy
Món dẻ sườn cừu Tasmania đẳng cấp 5 sao tại nhà hàng GU Bistronomy

Hãy chọn một dòng vang đỏ mà bạn yêu thích, bởi thịt cừu hợp với nhiều lựa chọn rượu vang đỏ đa dạng. Từ Amarone, Barbaresco, Barolo của Ý, đến Bordeaux, Bourgogne, Rhône của Pháp, vang từ giống nho Cabernet Sauvignon, Merlot của Mỹ hay Chile, vang Shiraz của Úc, vang Tây Ban Nha,… đều có thể kết hợp hoàn hảo với món thịt cừu. Thưởng thức trên bàn tiệc 5 sao phần dẻ sườn cừu còn hồng mềm và ấm nóng, cùng ly rượu vang đỏ đã được thở kĩ cho hương vị sánh quyện, hài hòa và phức hợp, chắc chắn sẽ là một trải nghiệm vị giác vô cùng thơm ngon và thi vị. 

 

Tìm kiếm nhiều nhất: nhà hàng fine dining, nhà hàng âu hà nội

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *