Cá Thầy Tu hay còn được gọi là “cá mặt quỷ” – tên tiếng anh là Monkfish, là một loại hải sản quý hiếm với hình dáng đặc biệt, sở hữu hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá tại sao loài cá quý báu này thường xuất hiện tại các nhà hàng sang trọng trên thế giới, cũng như cách đầu bếp tại nhà hàng sang trọng hà nội như GU Bistronomy nâng tầm loại cá này như thế nào qua bài viết dưới đây!

Cá thầy tu (Monkfish) - Ngôi sao sáng trên bàn tiệc sang trọng

Nguồn gốc của Cá Thầy Tu (Monkfish)

Cá Thầy Tu (tên khoa học Lophius americanus) hay còn được gọi là cá cóc, cá mặt quỷ, thuộc Bộ Cá vây chân (hay được gọi là Anglerfish – nghĩa là “cá cần câu”). Có thể nói đây là loại cá có hình dáng xấu xí và lập dị nhất “hệ biển cả” với chiếc thân dài cùng một cái đầu khổng lồ chiếm phần lớn cơ thể, kèm theo một cái miệng rộng trưng bày hai hàng răng sắc nhọn và thân hình tròn trịa. Phần đầu của chúng có một “cần câu” có ngọn sáng trên đỉnh, được dùng để dụ mồi. Chúng có dài đến 1,5 m và nặng đến 115 kg!

Cá thầy tu (Monkfish) - Ngôi sao sáng trên bàn tiệc sang trọng

Loại cá này có nguồn gốc từ Bắc Đại Tây Dương và thường được đánh bắt từ Canada đến Bắc Carolina, Na Uy đến Địa Trung Hải và dọc theo bờ biển Tây Phi, cùng nhiều nơi khác trên thế giới trong đó có Việt Nam. Loài này thường sống tập trung ở các vùng biển sâu, vùi sâu trong cát cách mặt nước biển từ 400 đến 1.000 mét. Cá Thầy Tu là loài ăn thịt, thức ăn của chúng là các loài cá nhỏ, động vật giáp xác và mực.

Tại sao Cá Thầy Tu lại được phục vụ tại các nhà hàng sang trọng?

Nguyên liệu quý giá 

Cá thầy tu (Monkfish) - Ngôi sao sáng trên bàn tiệc sang trọng

Cá Thầy Tu là một loài cá có giá trị kinh tế, được đánh bắt nhiều ở các vùng biển trên thế giới. Do đó chúng đang có nguy cơ bị khai thác cạn kiệt, dần khan hiếm. Loài cá này còn được ưa chuộng khắp châu Âu (đặc biệt là ở Pháp, nơi nó được gọi là “lotte”, một cái tên đôi khi được mượn sang tiếng Anh), và cũng được coi là một nguyên liệu giá trị cao, đặc biệt, loại cá này cũng được rất ưa chuộng trong các nhà hàng sang trọng, phục vụ sashimi ở Nhật Bản. 

Dễ dàng chế biến

Sở hữu phần thịt ở đuôi có màu trắng muốt như tuyết (hay được ví là phần “tenderloin”- thăn nội của thịt bò), cho cấu trúc thịt dai và ngọt. Không chỉ vậy má và gan của loài cá này cũng có thể dùng để có thể chế biến được. 

Không giống như nhiều loại cá trắng khác, Cá Thầy Tu không có nhiều xương nhỏ. Do đó, Cá Thầy Tu rất dễ chế biến và nhiều người bán cá bán dưới dạng nguyên miếng lõi “steak” hoặc phi lê sẵn để chế biến. 

Cá thầy tu (Monkfish) - Ngôi sao sáng trên bàn tiệc sang trọng

Tính bền vững với môi trường

Cá Thầy Tu hoang dã được săn bắt theo cách bền vững. Và bản thân loài cá này cũng chính là nguồn cung cấp được duy trì ổn định và linh hoạt vào nhiều mục đích bảo vệ môi trường. Phần đầu của cá thường được tái chế để sử dụng làm mồi cho tôm tép, giúp giảm thiểu lãng phí thực phẩm. 

Giá trị dinh dưỡng cao

Thịt của Cá Thầy Tu tuy ít calo, chất béo nhưng giàu vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, dưỡng chất trong cá đóng một một vai trò quan trọng trong việc sản xuất insulin nhân tạo, giúp trong cuộc chiến chống tiểu đường, cải thiện phòng chống ung thư ở người. 

Tuy vậy Cá Thầy Tu có hàm lượng thuỷ ngân cao, vì vậy không nên ăn quá nhiều!

Cá Thầy Tu có hương vị như thế nào?

Để cho bạn dễ hình dung và cảm nhận, Cá Thầy Tu có cấu trúc thịt giống tôm hùm hơn là nhiều loại cá trắng khác, đầy đặn, dai thịt và ngon ngọt. Một số người còn so sánh hương vị của nó với sò điệp, cho rằng nó có hương vị giống thịt cá vược hoặc cá mú, cho vị béo và mềm mại hơn. 

Bất kể bạn so sánh nó với hương vị gì, cá Monkfish về bản chất vẫn có hương vị tương đối dịu nhạt. Vì vậy, nó hòa quyện cực kì tốt với các loại sốt hoặc gia vị từ đơn giản đến phức tạp.

Món Cá Thầy Tu (Monkfish) tại GU Bistronomy

Thịt cá Monkfish có thể chế biến theo nhiều kiểu từ việc ăn tươi sống như sashimi nhưng sẽ ngon hơn khi được làm chín, bởi với cấu trúc thịt rắn chắc, phần thịt cá khi chịu tác tác động nhiệt vừa đủ sẽ không bị bể, vỡ như các loại cá thông thường khác mà vẫn giữ được cấu trúc ban đầu.

Cá Thầy Tu khi về đến bếp GU Bistronomy đều đã được xử lý phần thịt đuôi, làm sạch và sơ chế, bảo quản kĩ càng. Miếng thịt trắng, mềm mịn và không xương, được các đầu bếp ở GU áp chảo xém cạnh, kết hợp cùng mousse cà rốt, sốt hầm hải sản (bouillabaisse) đậm đà và gel hoa nhài thanh ngát. Tổng thể cho trải nghiệm hoà quyện cùng hương vị ngon ngọt khó quên.

Cá thầy tu (Monkfish) - Ngôi sao sáng trên bàn tiệc sang trọng

Nếu quý khách đang tìm kiếm nhà hàng sang trọng hà nội có phục vụ món cá thầy tu hoặc các loại hải sản cao cấp thì GU Bistronomy là một điểm đến không thể bỏ lỡ. Tại đây, bạn không chỉ cảm nhận vị ngon Âu độc đáo mà còn đắm chìm trong không gian sang trọng và tinh tế bậc nhất. 

Tìm kiếm nhiều nhất: nhà hàng fine dining, nhà hàng âu hà nội

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *